health

vehicles

business

Thu_thuat_Android_4_4Kit_kat. ​ Android 4.4 KitKat đã ra mắt được hơn ba tháng, và giờ thì nhiều anh em cũng bắt đầu được tiếp cận với phiên bản hệ điều hành này thông qua các bản cập nhật chính hãng cũng như ROM cook. Sau một thời gian sử dụng mình có một số thủ thuật muốn chia sẻ với anh em, từ những thứ tinh chỉnh trong hệ thống, app mới cho đến mẹo kích hoạt các tính năng ẩn. Hi vọng nó sẽ giúp các bạn sử dụng thiết bị của mình hiệu quả và ngon lành hơn. Nội dung bài viết sẽ bao gồm những mục như sau, mình vẽ ra để anh em dễ theo dõi Cau_truc_bai_thu_thuat. Video ​ 1. Trình chọn file mới hoàn toàn Đây là một trong những cải tiến tốt nhất của Android 4.4 KitKat bởi nó cho phép chúng ta chọn file rất dễ dàng và truy cập được đến với nhiều khu vực lưu trữ khác nhau. Bạn hãy thử chạy một ứng dụng nào đó cần mở file, ví dụ như khi soạn thư bằng Gmail, chọn nút menu rồi nhấn vào “Attach file”. Trong giao diện mở ra (tên gọi chính xác là “File Picker” nhé), chúng ta có thể chọn tập tin của mình từ các ổ Google Drive, duyệt riêng tập tin hình ảnh/video/âm thanh đang lưu trên thiết bị, mở file đã download. Chưa hết, chúng ta còn có một mục “Internal Storage” để bạn thoải mái chọn bất kì tập tin nào đang lưu trong hệ thống. Bạn cũng được phép chọn các ứng dụng tích hợp sẵn hoặc app bên thứ ba để duyệt tập tin nữa. Trong các bản Android trước đây, nếu muốn dùng một File Picker mạnh mẽ như trên, bạn phải cài thêm app từ bên ngoài, còn bây giờ thì nó đã có sẵn trong máy luôn. Thật là tuyệt vời! Lưu ý rằng nếu bạn không thể duyệt file chứa trong bộ nhớ trong hoặc thẻ SD thì hãy chọn vào nút menu của File Picker, tích vào ô “Display advanced devices” nhé. Android_File_Picker_1. ​ 2. Kích hoạt lại widget ngoài màn hình khóa Tính năng gắn widget ra màn hình khóa đã được Google ra mắt từ năm ngoái, tuy nhiên vì những lý do bảo mật mà hãng đã mặc định vô hiệu hóa nên trên Android 4.4. Nhiều bạn có hỏi mình, sẵn đây xin chia sẻ với anh em luôn. Để bật lại tính năng này, các bạn hãy truy cập vào trình Settings > mục Security > ở mục Screen Security hãy chọn vào dòng "Enable widget". Sau đó, bạn quay ra màn hình khòa, trượt ngón tay từ trái sang phải để chọn và gắn widget như trước. Hi vọng thủ thuật nho nhỏ này sẽ giúp bạn sử dụng Android 4.4 KitKat hiệu quả hơn. 3. Kích hoạt chế độ hiển thị % pin bị ẩn Trong Android 4.4 KitKat, Google có tích hợp một chế độ hiển thị phần trăm pin cho hệ thống. Điểm lợi của tính năng này đó là chúng ta không phải root hay tinh chỉnh các tập tin hệ thống như phương pháp mod hay chỉnh theme trước đây. Có vẻ như việc hiển thị % pin này vẫn chưa hoàn chỉnh nên Google mới phải ẩn nó đi, điển hình là chúng ta phải dùng màu chữ trắng như hình minh họa mình để ở đầu bài và nó hơi tiệp so với màu của viên pin. Nếu muốn, anh em có thể download tập tin APK bên dưới về, cài vào máy, chạy ứng dụng "Percentage Enabler" lên và tích vào ô "Enable battery percentage" là xong. Tải về ứng dụng Percentage Enabler pin_an_trong_Android_4_4. ​ 4. Trượt ngón tay sang cạnh trái màn hình để kích hoạt Google Now Kể từ hồi Android 4.1 chúng ta đã có Google Now, một công cụ cung cấp thông tin rất thông minh và hữu ích dựa vào ngữ cảnh, địa điểm, thời gian trong ngày. Để kích hoạt nó, với các máy có phím ảo trên màn hình thì các bạn sẽ trượt ngón tay từ phím home lên, hoặc nhấn vào một phím nào đó do nhà sản xuất chỉ định. Lên đến Android 4.4 KitKat, chúng ta có một cách dễ và vui vẻ hơn để chạy Google Now: trượt ngón tay từ trái sang phải khi đang ở màn hình khóa. Lưu ý: Với các bạn KHÔNG dùng Nexus 5 thì để xài được tính năng này, bạn phải dùng launcher của Google. Cách cài thì dễ thôi, các bạn hãy download ba tập tin PreBuiltGmsCore (Google Play Services 4.0), Velvet (Google Search) và GoogleHome (Google Launcher). Sau đó, cài hết cả ba vào smartphone bạn đang cầm trên tay là xong. Nếu bạn bị lỗi force close khi dùng Google Voice Search thì hãy nhấn giữ vào màn hình chính, chọn Settings > Voice > Select Language. Mặc định là tiếng anh, bạn hãy chuyển qua một thứ tiếng khác, tiếng Việt chẳng hạn, rồi thực hiện tìm kiếm đại một thứ gì đó. Sau đó nếu muốn xài tiếng Anh thì bạn chọn trở lại tiếng Anh là được. Nếu bạn KHÔNG có Google Now, hãy thử đổi ngôn ngữ hệ thống sang tiếng Anh, khởi động máy lại, kế tiếp vào ứng dụng Google (logo màu xanh) > nhấn phím menu > bật Google Now. Khi Now đã chạy lên rồi thì bạn có thể đổi lại tiếng Việt nếu thích. 5. Tạo nhắc nhở bằng Google Now Đồng ý là chúng ta có khá nhiều app nhắc nhở hay, nhưng Google Now cũng có cung cấp sẵn một công cụ rất tiện lợi đấy nhé. Khi mở Google Now, bạn hãy nhìn xuống góc trái bên dưới màn hình sẽ thấy nút có hình bàn tay. Nhấn vào đây và giao diện Reminder sẽ mở ra, sau đó bạn hãy nhấn dấu + để thêm nhắc nhở mới. Kế tiếp, tiến hành chọn nội dung mà máy sẽ hiện thông báo nhắc bạn, vào mấy giờ, ngày nào, và có lặp lại hay không. Bạn cũng có thể chọn nhắc nhở dựa theo địa điểm, tức là khi bạn đến một vị trí X nào đó thì máy sẽ hiển thị thông báo lên, thực hiện điều này bằng cách nhấn vào nút “Where” hình tròn. Google_Now_Remider_1. ​ 6. Tận dụng trình gọi điện mới Dialer mới của Android 4.4 KitKat rất ngon, không thua kém gì so với các app bên thứ ba trên Google Play và cũng có rất nhiều tính năng mới so với các đời Android trước. Chẳng hạn, bạn có tìm kiếm danh bạ rất nhanh nhờ hộp search nằm ở cạnh trên màn hình, hỗ trợ tìm kiếm bằng giọng nói, sử dụng bàn phím số T9 để gợi ý tên. Ngoài ra ứng dụng này còn được Google trang bị thêm tính năng mới mà họ gọi là "ID người gọi". Nghĩa là nếu như số điện thoại gọi đến không được định danh trong danh bạ thì Google sẽ cung cấp cho bạn thông tin về số điện thoại đó. Bạn có thể xem thêm bài viết của anh @vuhai6 để biết thêm chi tiết về Dialer mới này nhé. 7. Bỏ qua báo thức khi ngủ dậy sớm Chắc hẳn cũng có đôi lần bạn thức dậy trước khi báo thức kêu. Và thường là do quên hoặc vì bận bịu gì đó mà chúng ta không tắt báo thức trên điện thoại đi, thế là nó cứ kêu lên rất phiền phức. Để giải quyết chuyện này, Android 4.4 KitKat sẽ hiển thị thông báo về báo thức trước 1 tiếng so với giờ mà bạn cài đặt ở mục “Upcoming Alarm”. Nếu bạn dậy sớm, bạn có thể nhấn vào nút “Dismiss Now” trong khu vực notification và báo thức sẽ được tắt luôn, không cần chúng ta phải chạy app đồng hồ lên nữa. Alarm_dismiss. ​ 8. Chọn launcher và trình SMS mặc định Trước đây khi cài thêm các launcher bên thứ ba vào, chúng ta không sẵn có tùy chọn đơn giản nào để chuyển giữa các launcher với nhau một cách nhanh chóng. Lên tới Android 4.4 KitKat thì Google có bổ sung thêm một mục “Home” trong trình cài đặt hệ thống (Settings), hãy vào đó và bạn có thể thoái mái chọn các launcher theo ý mình, không phải cài thêm bất kì app quản lý nào nữa. Ngoài ra, có lẽ bạn cũng biết là Android 4.4 KitKat sẽ yêu cầu chúng ta chọn một ứng dụng để nhắn tin SMS mặc định. Với các bạn xài Nexus thì mặc định sẽ là app Hangouts, một số máy khác thì có trình SMS riêng của nhà sản xuất, hoặc bạn cũng có thể cài thêm app bên thứ ba vào. Trong trường hợp bạn cần chuyển trình SMS mặc định sang một ứng dụng khác, hãy vào Settings > More > Default SMS app. SMS_mac_dinh. ​ 9. Quản lý dung lượng RAM tiêu thụ bằng công cụ có sẵn "Process Stats" (ProcsStats) nằm trong phần cấu hình dành cho lập trình viên trên Android 4.4 KitKat. Khi truy cập vào Settings > Developer options > Process Stats, chúng ta sẽ có khả năng theo dõi những ứng dụng và dịch vụ nào đang hoạt động, tần suất chạy của chúng là bao lâu, dung lượng RAM cao nhất và dung lượng RAM trung bình mà chúng sử dụng là bao nhiêu. Khi thấy một app nào đó chiếm nhiều RAM quá, bạn có thể tắt nó một cách thủ công bằng cách chọn vào app cần đóng, nhấn nút “Force stop”. Bạn cũng có thể chọn vào nút menu > Stats type để xem thống kê về mức RAM tiêu thụ của các phần mềm chạy ngầm (background), chạy “nổi” (foreground) hoặc chạy dưới dạng tiến trình trong bộ nhớ đệm (cache). Ghi chú: Nếu chưa thấy Developer Options, bạn vào Settings > About phone/tablet > chạm vào dòng Build Number từ 5 đến 7 lần liên tục. ProcStats_1. ​ 10. Thử xài ART, bộ nhân giải mã mới Trong Android 4.4 KitKat, Google đã ra mắt một giải pháp thay thế cho anh chàng nhân giải mã Dalvik già cỗi, đó chính là Android Runtime (ART). Lợi ích lớn nhất của ART đó là nó cho phép lập trình viên Android tiếp tục viết phần mềm theo như cách mà họ đã làm từ trước đến nay, phần mềm của họ cũng vẫn có thể chạy trên nhiều loại CPU và thiết bị khác nhau, nhưng với tốc độ nhanh hơn đáng kể. Cảm giác máy sẽ mượt mà hơn. Một phiên bản thử nghiệm của ART đã được nhúng trong Android 4.4 và bạn có thể tìm thấy nó ở trong phần Settings > Developer Options > Select Runtime. Lưu ý: Một số máy dùng ROM cook có thể không có ART, và việc kích hoạt nó lên có thể khiến hệ thống và ứng dụng gặp lỗi nghiêm trọng vì chỉ mới ở giai đoạn thử nghiệm. Anh em nên đọc thêm bài Tìm hiểu về Android Runtime trước khi thử kích hoạt ART lên. Rồi, đó là những gì mình thu thập được trong thời gian qua. Giờ thì tới lượt anh em, nếu có thủ thuật gì hay liên quan đến Android 4.4 KitKat thì hãy chia sẻ ngay trong topic này luôn nhé. Xin cảm ơn và chúc các bạn vui vẻ!

Android_5_0_Lollipop.

Android 5.0 Lollipop là một đợt cập nhật rất lớn của Android, nó không chỉ được đổi mới về giao diện mà còn có thêm hàng loạt tính năng hữu ích khác giúp cho việc sử dụng thiết bị di động của chúng ta ngày một dễ dàng và đơn giản hơn. Thế nhưng song song đó nền tảng này cũng còn tồn tại một số vấn đề có khả năng làm trải nghiệm của chúng ta không được tốt. Trong bài viết này là những vấn đề thường gặp nhất với Android 5.0 và cách khắc phục để thiết bị của bạn hoạt động ngon lành trở lại. Nếu các bạn có chia sẻ kinh nghiệm gì thì hãy bình luận trực tiếp vào topic luôn nhé.

Vấn đề với Wi-Fi

Việc cập nhật hệ điều hành rất dễ gây ra lỗi với kết nối Wi-Fi, và Lollipop cũng không là ngoại lệ. Một số anh em có cho biết rằng kể từ khi họ lên Android 5.0 thì máy rất thường bị rớt mạng trong khi trước đây không bị, một số khác thì chẳng thể vào Wi-Fi luôn. Những thiết bị cũ như Nexus 5 và Nexus 10 có vẻ như bị dính khá nhiều, mình cũng gặp vài người than phiền rằng chiếc HTC One M8 với ROM Google Play Edition cũng gặp tình trạng tương tự (mình may mắn không bị). Trong lúc chờ bản cập nhật từ Google, chúng ta hãy tự mình thử khắc phục bằng các bước sau:
  1. Thử tắt router và mở lại xem tình hình có được khắc phục không? Nếu không thì làm tiếp
  2. Truy cập vào Cài đặt > Wi-Fi > nhấn giữ vào tên mạng của bạn > Quên mạng
  3. Thử vào lại Wi-Fi, nhập lại mật khẩu
Forget_Wi_Fi. ​

Nếu vẫn chưa được, hãy thử đổi băng tần bắt sóng vào cách vào Cài đặt > nhấn nút menu (ở góc trên bên phải màn hình, biểu tượng ba dấu chấm) > Nâng cao > Dải tần số Wi-Fi > chọn chỉ 5GHz hoặc chỉ 2,4GHz tùy theo mạng Wi-Fi của bạn.

WiFi_FQ_tan_so. ​

Biện pháp cuối cùng nếu mọi giải pháp trên đều không thành công đó là reset lại máy. Nhớ sao lưu dữ liệu trước khi thực hiện nhé. Cách reset: Vào Cài đặt > Sao lưu & Đặt lại > Đặt lại về dữ liệu gốc.

Hao pin nhanh

Sau khi lên Android 5.0, một số anh em thông báo rằng máy hết pin nhanh hơn bình thường. Nếu anh em đang dùng ROM Cook thì đây là chuyện bình thường bởi ROM Cook được phát triển bởi những lập trình viên hoặc các nhóm trên mạng, không phải từ chính hãng sản xuất. Chính vì thế việc không được tối ưu mức sử dụng năng lượng không phải là điều khó hiểu. Nếu cảm thấy không thể chịu nổi mức hao pin đó thì mình khuyên anh em nên quay về bản ROM trước đây cho ổn định. Hoặc anh em cũng có thể tham khảo vài mẹo tiết kiệm pin cho Android để xem tình hình có được cải thiện hay không.

Còn nếu dùng ROM chính chủ mà vẫn cảm thấy hao pin quá nhanh, các bạn hãy thử reset lại thiết bị của mình như hướng dẫn ở mục đầu tiên của bài viết. Lúc đầu chiếc One M8 của mình khi chạy Lollipop cũng hao pin hơn hẳn hồi Android 4.4, mình reset lại thì hết.

Battery_Life. ​

Ngoài ra, những ứng dụng cũ chưa được cập nhật cũng có thể là thủ phạm. Bạn hãy vào Cài đặt > Pin để xem các app nào đang ngốn nhiều năng lượng nhất và có thể cân nhắc gỡ bỏ nó nếu không cần thiết lắm. Kích hoạt tính năng tiết kiệm pin mới của Android 5.0 cũng là một thứ nên cân nhắc khi pin gần cạn.

Máy chậm và giật

Nếu chiếc smartphone hay tablet của bạn trở nên ì ạch hay bị khởi động lại sau một thời gian ngắn sử dụng thì có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Với hầu hết các trường hợp, việc reset lại thiết bị về nguyên gốc có thể giải quyết được vấn đề vì nó xóa sạch hết các dữ liệu ứng dụng nên hạn chế việc xung đột mã phần mềm. Nếu lâu lâu bạn mới gặp tình trạng máy chạy chậm thì một cái khởi động lại đơn giản cũng có thể khắc phục được đấy.

Nhưng thường thì những cách đó anh em đã thử qua rồi, thế nên mình đề nghị anh em hãy xem xét đến việc các ứng dụng đã cài gây chậm hệ thống. Mình gặp rất nhiều app như thế, nhất là các app cũ từ thời Android 2.3, Android 4.0 chưa được cập nhật để tương thích với các phiên bản Android mới gần đây. Với những app như thế mình đều gỡ bỏ hết, và mọi thứ đều quay trở lại bình thường sau khi uninstall.

Ngoài ra còn một số cách khác mà nhiều người đã thử thực hiện thành công để sửa lỗi chạy chậm, anh em hãy thử qua nhé:
  • Tắt Google Now: vào Trình cài đặt Google (biểu tượng bánh răng màu xám có chữ g) > Tìm kiếm và Hiện hành > Tắt Google Hiện hành
  • Tắt tắt năng tự động nhận dạng chữ OK Google: vào Trình cài đặt Google > Tìm kiếm và Hiện hành > Giọng nói > Phát hiện 'OK Google'
  • Tắt tính năng hình nền động (live wallpaper)
Không thể phát video ở một số app

Người dùng Nexus 7 2013 hay gặp vấn đề này, một vài anh em dùng One M8 Google Play Edition cũng bị. Trong trường hợp đó, anh em hãy thử xóa cache của ứng dụng phát video, ví dụ như YouTube chẳng hạn. Cách làm như sau:
  1. Vào Cài đặt > Ứng dụng > chọn app phát video
  2. Nhấn nút "Xóa bộ nhớ cache"
  3. Khởi động lại máy và dùng thử lại
Clear_cache.

Một cách khác mà mình tham khảo trên mạng có thể giúp khắc phục vấn đề đó là kích hoạt hoặc vô hiệu họa tùy chọn NuPlayer trong phần cài đặt dành cho lập trình viên. Có vẻ như đây là một lớp chịu trách nhiệm phát video mới được đưa vào Lollipop. Để tắt hoặc bật nó lên, bạn làm như sau:
  1. Vào Cài đặt > Giới thiệu điện thoại > chạm vào dòng "Số phiên bản" (build number) 7 lần
  2. Một thông báo về việc truy cập tùy chọn dành cho lập trình viên sẽ xuất hiện
  3. Nhấn nút Back để quay trở ra, vào "Tùy chọn nhà phát triển"
  4. Chọn hoặc bỏ chọn dòng "Sử dụng NuPlayer (thử nghiệm)"
  5. Mỗi khi chọn hoặc bỏ chọn xong thì bạn khởi động lại máy rồi thử xem đã phát video được hay chưa, nếu được rồi thì thôi
NuPlayer_video.

Nếu vẫn chưa được nữa thì anh em hãy thử reset máy của mình lại xem sao. Vấn đề này cũng bị khá nhiều nên có lẽ Google đang nghiên cứu và sẽ khắc phục trong các bản cập nhật sau.

Không thể kích hoạt Google Now

Cách sửa thì đơn giản thôi:
  1. Vào Cài đặt > Ngôn ngữ và Phương thức nhập
  2. Chuyển ngôn ngữ hệ thống sang tiếng Anh
  3. Khởi động lại máy
  4. Vào lại Google Settings > Google Search & Now > bật Google Now
Mình có thử thì với Nexus 5, Nexus 7 cách này có hiệu quả, nhưng trên chiếc One M8 Google Play Edition của mình thì không. Thế nên mình phải reset lại thiết bị và kích hoạt Google Now ngay từ lúc đầu để sử dụng nó.

Không thể cài ứng dụng sau khi lên Android 5.0

Nhiều anh em bị tình trạng này mà không biết vì sao. Trước hết, anh em hãy kiểm tra lại ngày giờ hệ thống có chính xác hay chưa, nhất là những ai đang xài tablet (vì không có mạng di động để lấy thông tin giờ giấc từ nhà mạng). Việc lệch ngày giờ so với thực tế sẽ khiến Google Play Store bị lỗi và không thể tải app về máy được.

Nếu giờ giấc ổn hết, anh em hãy thử kết nối lại vào mạng Wi-Fi hoặc một mạng khác nhanh hơn. Mình có thử tải app trên một mạng Wi-Fi siêu chậm thì sau một thời gian dài Play Store sẽ tự động ngừng tải về. Tương tự nếu anh em dùng 3G thì nên chuyển sang Wi-Fi để thử xem sao.

Cuối cùng đó là cách xóa bộ nhớ đệm của Play Store. Cách thực hiện như sau:
  1. Vào Cài đặt > Ứng dụng > Cửa hàng Google Play
  2. Nhấn nút "Xóa dữ liệu" và nút "Xóa bộ nhớ cache"
  3. Khởi động lại máy và tải lại app của bạn
Google_Play. ​
Tham khảo: Gizmodo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét